Thủy triều khác Thủy_triều

Khi các dòng chảy triều dao động trong dòng chảy đại dương phân tầng trên địa hình đáy không bằng phẳng, chúng tạo ra các sóng nội tại với các tần số thủy triều. Những sóng như vậy được gọi là thủy triều nội tại.

Các khu vực nông trong vùng nước rộng có thể chịu các dòng chảy triều quay, chảy theo các hướng liên tục thay đổi và do đó hướng của dòng chảy (chứ không phải chính dòng chảy) hoàn thành một vòng quay đầy đủ trong 12 1⁄2 giờ (ví dụ: bãi cạn Nantucket).[64]

Ngoài thủy triều đại dương, các hồ lớn cũng có thể chịu các thủy triều nhỏ và thậm chí các hành tinh cũng có thể chịu triều khí quyểntriều Trái Đất rắn. Đây là những hiện tượng cơ học liên tục. Hai hiện tượng đầu tiên diễn ra trong các chất lưu. Hiện tượng thứ ba ảnh hưởng đến lớp vỏ rắn mỏng của Trái Đất bao quanh phần bán lỏng bên trong của nó (với nhiều thay đổi khác nhau).

Thủy triều hồ

Các hồ lớn như SuperiorErie có thể chịu các thủy triều cao 1 đến 4 cm (0,39 đến 1,6 in), nhưng chúng có thể bị che dấu bởi các hiện tượng do khí tượng gây ra như triều giả.[65] Thủy triều trong hồ Michigan được mô tả là 1,3 đến 3,8 cm (0,5 đến 1,5 in)[66] hoặc 4,4 cm (1 3⁄4 in).[67]

Nó nhỏ đến mức các tác động lớn hơn khác che lấp hoàn toàn bất kỳ thủy triều nào, vì vậy những hồ này được coi là không thủy triều.[68]

Triều khí quyển

Triều khí quyển là không đáng kể ở mặt đất và các độ cao hàng không, bị che lấp bởi các tác động quan trọng hơn nhiều của thời tiết. Triều khí quyển có nguồn gốc là cả hấp dẫn lẫn nhiệt và là động lực chi phối ở độ cao khoảng 80 đến 120 kilômét (50 đến 75 dặm), còn trên mức đó thì mật độ phân tử trở nên quá thấp để hỗ trợ hành vi của chất lưu.

Triều Trái Đất

Triều Trái Đất hoặc triều đất rắn ảnh hưởng đến toàn bộ khối lượng Trái Đất, hoạt động tương tự như một con quay hồi chuyển lỏng với lớp vỏ rất mỏng. Lớp vỏ Trái Đất dịch chuyển (vào/ra, đông/tây, bắc/nam) để phản ứng lại lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời, thủy triều đại dương và phụ tải khí quyển. Mặc dù là không đáng kể đối với hầu hết các hoạt động của con người, nhưng biên độ bán nhật triều của triều đất rắn có thể đạt khoảng 55 xentimét (22 in) tại xích đạo – trong đó 15 xentimét (5,9 in) là do Mặt Trời – và điều này là quan trọng trong hiệu chuẩn GPS và các đo đạc VLBI. Các đo đạc góc thiên văn chính xác đòi hỏi kiến thức về tốc độ tự quay của Trái Đất và chuyển động địa cực, cả hai đều chịu ảnh hưởng của triều Trái Đất. Bán nhật triều M2</ sub> của triều Trái Đất gần như cùng pha với Mặt Trăng với độ trễ khoảng 2 giờ.[cần dẫn nguồn]

Triều thiên hà

Triều thiên hà là các lực thủy triều do các thiên hà tác động lên các ngôi sao bên trong chúng và các thiên hà vệ tinh quay quanh chúng. Các tác động của triều thiên hà đối với đám mây Oort của Hệ Mặt Trời được cho là gây ra 90% các sao chổi chu kỳ dài.[69]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thủy_triều http://www.vliz.be/imisdocs/publications/224466.pd... http://www.waterlevels.gc.ca/english/FrequentlyAsk... http://amsglossary.allenpress.com/glossary/search?... http://www.arachnoid.com/tides/index.html http://blogs.discovermagazine.com/badastronomy/201... http://www.thespaceguy.com/moontides.htm http://www.wral.com/weather/blogpost/11061791/ http://adsabs.harvard.edu/abs/1921RSPSA.100..305D http://adsabs.harvard.edu/abs/1978RSPTA.290..235A http://adsabs.harvard.edu/abs/1987NYASA.500..525V